So sánh sự giống và khác nhau của quạt thông gió gắn tường và quạt thông gió gắn trần
Quạt thông gió gắn tường và quạt thông gió gắn trần hiện đều là những sản phẩm quạt hút thông gió được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống, đặc biệt là trong lĩnh vực làm thông thoáng, giảm ầm nhà tắm, khu vực vệ sinh. Trong những chia sẻ dưới đây đội ngũ Tomeco sẽ làm một phép so sánh điểm giống và khác nhau của hai sản phẩm này.
Điểm giống nhau của quạt thông gió gắn tường và quạt thông gió gắn trần
Cả quạt thông gió gắn tường và quạt thông gió gắn trần đều được ưa chuộng và sử dụng phổ biến hiện nay. Cả 2 thiết bị này đều giúp cho lưu thông không khí và giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường. Cụ thể như sau:
Giúp lưu thông không khí
Khi sống trong một không gian không được thông thoáng sẽ làm cho sức khỏe của con người bị giảm sút và quạt thông gió là giải pháp hữu hiệu để khắc phục những luồng không khí tù đọng trong một không gian khép kín.
Khi không khí được lưu thông sẽ đẩy không khí nóng tù đọng từ bên trong ra bên ngoài, cung cấp nguồn không khí tươi mới và tăng lượng oxygen trong nhà giúp cho không khí thoáng đãng dễ chịu hơn
Dù ở không gian nào con người luôn cần một không gian thật thoáng mát, thoải mái để sinh sống , làm việc. Hệ thống thông gió sẽ là giải pháp tốt nhất giúp không khí được tuần hoàn , tản nhiệt trong nhà , loại bỏ bụi bẩn cân bằng độ ẩm cho mọi không gian.
Giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm:
Trong gia đình cũng có nhiều nguyên nhân gây hại cho con người như: khí ga, bột giặt , khói, ẩm mốc .... đặc biệt là khi môi trường đã thay đổi , nhiệt độ tăng cao lên nhà nào cũng sử dụng điều hòa. Vì vậy không gian luôn phải khép kín để đảm bảo nhiệt độ trong phòng nhưng nó lại khiến không khí không thể lưu thông được . Với sự trợ giúp của quạt thông gió sẽ cân bằng lại không khí trong nhà không thể lưu thông được. Với sự trợ giúp của quạt thông gió sẽ làm cân bằng lại không khí trong nhà , cấp không khí tươi mới hơn cho nhà bạn.
Đặc biệt nhà tắm hay vệ sinh luôn được xây dựng khép kín không khí không lưu thông được , dẫn đến ẩm mốc vì vậy lắp quạt thông gió tại những nơi này là thật sự cần thiết hàng đầu.
Thiết kế tinh tế, sang trọng, khi lắp đặt không tốn nhiều diện tích , không gian và mang lại thẩm mỹ , không phá vỡ cấu trúc của toàn bộ không gian.
Quạt thông gió gắn tường khác gì với quạt thông gió gắn trần?
Người ta sẽ dựa theo không gian, thiết kế và công suất để phân biệt quạt thông gió gắn tường và quạt thông gió gắn trần.
Không gian:
Quạt thông gió âm trần có kích thước to nên quạt thường được gắn trực tiếp trên trần nhà của những không gian lớn như văn phòng lớn, bệnh viện , bảo tàng... nhằm mục đích hút bụi, lọc bụi bẩn, và các vi khuẩn có hại trong không khí.
Quạt thông gió gắn tường: được thiết kế nhỏ gọn nên quạt thường lắp đặt ở những nơi có không gian hẹp , không gian kín như phòng ngủ, phòng tắm.... tính năng của sản phẩm này là dùng để thông thoáng mọi vị trí trong căn phòng.
Thiết kế:
Quạt thông gió gắn tường với thiết kế hiểu dáng đơn giản hơn quạt âm trần , có chức năng hút đảo chiều. Có thiết kế màn che mưa và làm bằng nhôm chống thấm nước đảm bảo sự an toàn. Quạt có độ bền và tuổi thọ cao giúp cho thiết bị được giữ độ bền trong quá trình sử dụng.
Quạt thông gió âm trần được thiết kế hiện đại , có độ bền cao, bề mặt sáng bóng, kiểu dáng tinh tế phù hợp với công trình lắp đặt dân dụng hoặc công trình lớn . Hiện nay quạt thông gió âm trần rất đa dạng mẫu mã cũng như kích thước vì vậy mà sản phẩm có thể lắp đặt ở nhiều nơi , đáp ứng nhiều nhu cầu. Quạt có thể lắp đặt ở các không gian như hôi trường, nhà WC, phòng họp.....
Tùy vào diện tích hay không gian cũng như mục đích sử dụng để lắp đặt quạt thông gió gắn tường hay âm trần cho phù hợp.
Công suất:
Với thiết kế nhỏ gọn quạt thông gió gắn tường nên khả năng lưu thông không khí sẽ thấp hơn so với quạt thông gió âm trần. đó chính là nhược điểm của quạt thông gió gắn tường.
Sau những phân tích trên mong rằng bạn có thể hiểu đôi chút về hai loại quạt thông dụng này và có thể lựa chọn quạt phù hợp với nhu cầu của bạn và không gian bạn muốn lắp đặt
Comments
Post a Comment